Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật của uke-phần 3: kỹ thuật nắm tay (dori)

Đây là phần tiếp theo của các kỹ thuật cơ bản mà uke cần nắm vững để có thể cùng tập luyện với tori được kết quả tốt nhất. Bạn có thể xem lại phần 1 và 2 ở hai link bên dưới:
- Xem lại phần 1 tại đây
- Xem lại phần 2 tại đây
Series "Các kỹ thuật của uke" được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept", tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành.


 

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Thầy Đặng Phong Thông tại Aiki Expo 2005


Nếu các bạn có theo xem bài viết về Aikido đối mặt với khủng hoảng, phần 1: những con số thống kê trên thế giới thì hẳn các bạn đã biết về sự kiện Aiki Expo năm 2005. Đây là một sự kiện lớn trong làng Aikido thế giới vì nó quy tụ không chỉ những sư phụ aikido mà còn quy tụ rất nhiều Master ở các môn phái khác, trong sự kiện này, mọi người giao lưu, kết bạn, chia sẽ với nhau về những kiến thức, hiểu biết của mình. Tiếc là 2005 cũng là năm cuối cùng sự kiện này diễn ra.

Điều đặc biệt là thầy Đặng Phong Thông, một trong những cây đa, cây đề của làng Aikido Việt Nam (dù thầy sống ở Mỹ) cũng góp mặt. Trong mục Clip hay hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau xem lại bài biểu diễn của thầy nhé!


PS. Thầy nói tiếng Việt nên mọi người cố gắng nghe nhé, mình có sub lại nhưng theo phiên dịch tiếng anh và thêm chút mắm của mình cho dễ hiểu. hihi.
Chúc các bạn vui vẻ.
Jed

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Luyện tập ki_phần 1: tác dụng của tư thế đúng

Tư thế đúng rất quan trọng trong việc tập luyện ki trong aikido, có một tư thế đúng bạn sẽ được sự vững chắc mà không cần đến sức mạnh cơ bắp. Chúng ta thường có những tư thế tự nhiên thiếu chính xác, việc này làm giảm sức mạnh của chúng ta. Hãy tập luyện để có một tư thế đúng trở nên tự nhiên với bạn, điều này rất tốt, không chỉ giúp bạn có thểm được sức mạnh mà còn có thêm được một dáng hình khỏe khoắn nữa.

Hãy cùng nhau tập tư thế cuối chào và đứng lên trước nhé!


Video này được trí từ lễ hội Aiki Expo 2005 tại Mỹ. Đây là một lễ hội tuyệt vời nơi mọi người giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tiếc là 2005 cũng là năm cuối của lễ hội này
Tuy là Karate chứ không phải aikido nhưng việc luyện tập kata trong karate cũng giống như việc luyện tập ki trong aikido vậy đó. Chúng ta có thể tham khảo và học hỏi được. hehe.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật của Uke-phần 2: Kỹ thuật té nâng cao

Tiếp theo các kỹ thuật té cơ bản của phần 1 (nếu bạn chưa xem thì có thể nhấp vào link này để xem lại), hôm nay mình xin được giới thiệu với các bạn các kỹ thuật té nâng cao khi luyện tập aikido nhé.
Series "Các kỹ thuật của uke" được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept", tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành
 


Ngoài ra, còn một kỹ thuật té nâng cao nữa, trong phần 1 mình đã giới thiệu đến các bạn kỹ thuật Ushiro ukemi (kỹ thuật té về phía sau), nâng cao của phần này là chúng ta đứng thẳng, dùng 2 chân bật té về phía sau và dùng 2 cánh tay chạm vào mặt sàn tập trước nhất để bảo vệ lưng (Lưng bạn mà đập xuống sàn như vậy thì đau phải biết!!). Đây là một kỹ thuật khó, cần được luyện tập từ từ lên cao dần.
Kỹ thuật Ushiro ukemi nâng cao

Chúc các bạn học thật tốt và ngày càng thêm yêu thích bộ môn võ thuật vi diệu này!
Jed

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật của uke-phần 1: kỹ thuật té cơ bản

Té ngã là một điều không thể thiếu trong lúc tập luyện aikido nói riêng và các môn võ nói chung. Nắm vững những kỹ thuật này giúp chúng ta tránh bị tổn thương cho cơ thể, tránh được những hậu quả đáng tiếc trong quá trình tập luyện. Chính vì thế, việc tập luyện đến thuần thục kỹ thuật té ngã luôn là ưu tiên hàng đầu trong các lớp aikido. Không phải tự nhiên mà buổi khởi động nào trong các đạo trường aikido cũng có các bài ukemi. Điều này giúp những kỹ thuật này ăn sâu vào máu, giúp chúng ta có được phản xạ tự nhiên, bảo vệ cơ thể khi bị té ngã trong lúc tập luyện aikido cũng như trong cuộc sống.
Trong series này mình xin được hệ thống lại những kỹ thuật té ngã mà chúng ta thường áp dụng trong việc tập luyện aikido. Đầu tiên sẽ là kỹ thuật ngã ra phía sau vè té lăn.
Series "Các kỹ thuật của uke" được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept", tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành


Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Aikido: Đối mặt với khủng hoảng - phần 2: Hướng về tương lai

Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môn võ này???
Trong phần 2 này, tác giả nói về định hướng aikido trong tương lai, con đường aikido sẽ đi để có thể tồn tại trong xã hội hiện đại. Những gì mà những người yêu thích aikido chúng ta cần làm để bảo tồn môn nghệ thuật tuyệt vời này.
Nếu các bạn chưa xem phần 1, thì các bạn có thể xem lại ở link này nhé!

 Aikido đã thay đổi cuộc sống của tôi (tác giả, và cả người dịch bài này nữa) và rất nhiều người xung quanh tôi. Môn võ của chúng ta thật sự là một môn Budo hiện đại - Được tôi rèn trong triết lý của tình yêu thương và sự sáng tạo tích cực. Aikido giúp phát triển cơ thể chúng ta, định hình tâm trí ta, và dạy cho chúng ta biết làm một người tốt có ý nghĩa như thế nào. Thế giới này cần aikido nhiều hơn bao giờ hết.


những đứa trẻ cần được học cách làm việc cùng nhau để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.  Chúng cần biết cách ngã an toàn và cảm thấy thoải mái với thân thể của mình khi chúng lớn lên. Những thanh niên chưa biết mình thuộc tôn giáo hay hệ thống chính trị nào cần một cộng đồng có nguyên tắc để kết nối. Những người già hơn cần một sự tập luyện để kéo dài tuổi thọ, phát triển kỹ năng, khả năng của cơ thể, rèn luyện cả tâm, thần, trí và tận hưởng niềm vui lành mạnh, tao nhã.

Yoga đã hình thành và phát triển hàng ngàn năm nay. So với yoga, aikido chỉ như một đứa trẻ mới sinh, nhưng có tiềm năng phục vụ nhiều thế hệ nhân loại. Hãy thử tưởng tượng môn võ của chúng ta sẽ trở nên như thế nào và sẽ có tác động như thế nào đến thế giới nếu aikido được nở rộ theo đúng định hướng của nó.
Tương lai của môn võ của chúng ta nằm trong tay chúng ta. Chúng ta là những vệ binh sống của aikido.
Đây chính là lý do chúng tôi vẫn tiếp tục và nỗ lực hết mình để tìm ra một hướng đi tốt cho aikido trong tương lai. Tạp chí Aikido Journal là một trong những minh chứng như thế (và hi vọng blog này cũng sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc này 😆😆😇😉😉)

Bài viết được lượt dịch từ bài báo của Josh Gold trên Aikido Journal
(link: http://aikidojournal.com/2017/12/07/aikido-confronting-a-crisis/)
......................................................
Một chút chia sẽ cá nhân mình:
Cá nhân mình thấy sự giảm sút học viên của aikido là do nhu cầu của các bạn trẻ hiện nay, thích những gì trông thật mạnh mẽ cũng như bị ảnh hướng rất lớn từ phim ảnh và các môn thể thao bạo lực như Muay Thái hay MMA. Chính vì thế, xu hướng luyện tập những môn này trong giới trẻ ngày một gia tăng.

Một điều quan trọng nữa là khi quyết định học một môn võ thì người ta sẽ thường đặt ra câu hỏi: "liệu cái này có dùng để tự vệ được không? liệu cái này có áp dụng đánh ngoài đường được không?" bla bla hàng hà câu hỏi như thế được đặt ra trước khi quyết định nên theo học môn võ nào. Bản thân mình trước đây cùng thường đặt ra câu hỏi đại loại như vậy, kiểu như "làm sao áp dụng đòn đánh này vào thực tế?!" nhưng bây giờ mình biết đó là một câu hỏi - theo mình nghĩ - tương đối là ngớ ngẩn. Lý do, thực tế muôn hình vạn trạng, những gì ta học được chỉ mà nguyên lý cơ bản, với lại bây giờ mới vào (mình mới học aikido chưa được 1 năm) nên đừng nghĩ nhiều đến chuyện đó.
Do đặt ra những câu hỏi như thế nên giới trẻ cần thấy được những kết quả ngay lập tức, những kết quả mà chỉ vừa tập luyện thôi cũng thấy được cái gọi là "tính thực tế cao". Chính vì thế, những thế võ "mỳ ăn liền" từ nhiều môn võ khác, kể cả trong aikido xuất hiện cũng chỉ nhắm vào mục đích đó, nhằm lôi kéo môn sinh về võ đường của mình. Nhưng liệu như thế có thật sự làm cho môn sinh gắn bó với võ đường? Hay cũng chỉ như một tô mỳ ăn liền, húp "rột rẹt" vài tháng rồi từ bỏ võ đường, từ bỏ môn võ mình đang theo đuổi.

Chính vì như thế nên chúng ta (những môn đồ aikido) cần giúp những học viên mới hiểu được bản chất của aikido, hiểu được tình yêu trong aikido và truyền đạt được tình yêu đó đến những môn sinh mới, để họ đến với aikido bằng tình yêu thật sự, bởi vì chỉ khi yêu cái gì thật sự thì ta mới có thể gắn bó lâu dài với nó được.
Đây là một công việc cực kỳ khó khăn và gian nan, tuy nhiên không phải là không làm được.
Mình là một minh chứng sống đây, trước đây mình cũng học võ nhằm mục đích tự vệ thôi và mình thấy aikido chẳng có gì thực tế nhưng mình đã được hai đàn anh tập luyện aikido truyền cho tình yêu to lớn và đến giờ mình đã yêu aikido từ lúc nào không hay, vì vậy hôm nay mới có blog này. hihi.
Cuối cùng, giống như câu nói của thầy Clive Macdonald:
"Chúng tôi vẫn tiếp tục vì chúng tôi còn hi vọng".
Mình cũng sẽ hi vọng, hi vọng vào một ngày tình yêu của aikido tràn ngập thế giới (dù ngày đó còn rất xa.hihi)

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật tay trong aikido-phần cuối: cách chống lại đòn đấm và đá

Tiếp tục series về các kỹ thuật mở khóa tay, hôm nay sẽ là phần cuối cũng của series, các kỹ thuật phòng ngự đá mae geri và đấm.

Series "Các kỹ thuật tay trong aikido" gồm có 4 phần, được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept" của tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành
chống lại đòn đấm chuda tsuki



Chống lại đòn đấm judan tsuki

Thế là kết thúc cho series kỹ thuật tay. hi vọng các bạn sẽ tập luyện những kỹ thuật cơ bản này thường xuyên vì đây chính là nền tảng cho những đòn aikido lợi hại sau này.


Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật tay trong aikido-phần 3: kỹ thuật với kiếm

Tiếp tục series về các kỹ thuật mở khóa tay, hôm nay sẽ là kỹ thuật với vũ khí (kiếm). Cách dùng kiếm để khống chế uke

Series "Các kỹ thuật tay trong aikido" gồm có 4 phần, được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept" của tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành


Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật tay trong aikido-phần 2: mở khóa khi bị nắm gyaku-hanmi katate dori

Tiếp tục series về các kỹ thuật mở khóa tay, hôm nay sẽ là kỹ thuật chống cách nắm gyaku-hanmi katate dori nhé!
Series "Các kỹ thuật tay trong aikido" gồm có 4 phần, được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept" của tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành





Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Các kỹ thuật tay trong aikido-phần 1: mở khóa aihanmi katate dori

Các kỹ thuật mở tay cơ bản khi bị nắm aihanmi katate dori. Thường thì đai trắng hay xem thường và bỏ qua các điều cơ bản này. Đừng nhé, vì chỉ khi biết cách mở khóa tay thì ta mới thực hiện được đòn đánh. Hãy tập luyện những kỹ thuật như thế này mỗi ngày các bạn nhé!!
Series "Các kỹ thuật tay trong aikido" gồm có 4 phần, được lượt dịch từ quyển sách "Aikido - the basics: techniques - principles - concept" của tác giả BoDo Roedel, xuất bản năm 2011, NXB Maidenhead [England] ấn hành.





Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Sự lợi hại của "ki" trong aikido

Chữ ki rất quan trong khi ta luyện tập aikido. Tuy nhiên, chúng ta, nhất là những môn sinh mới thường không lấy gì là thích thú khi luyện tập ki (qua các bài tập kokyu ho- hít thở). Lý do mình nghĩ đơn giản thôi, do chúng ta chưa thấy được tác dụng của việc tập ki trong thời gian ngắn, do không thấy nên ta không hiểu, vì không hiểu nên ta không thích từ đó chúng ta xem thường và bỏ qua việc luyện tập này. Đây là một điều đáng tiếc!

Tập luyện ki rất cần thiết, việc hít thở ki giúp chúng đạt được trạng thái "thân tâm hợp nhất", một trạng thái - nói theo ngôn ngữ của dân mê Naruto - là "hiền nhân thuật" 😛😛😜. Chúng ta có thể dễ dàng điều khiển cơ thể mình theo ý muốn. Có thể dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào một bộ phận trên cơ thể...bla bla.

Ngoài ra, sư phụ Koichi Tohei có viết trong quyển "Ki breathing" (tạm dịch: hít thở ki), tập luyện việc hít thở ki  giúp ta tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng cơ thể (nếu có điều kiện thời gian cho phép, mình sẽ dịch quyển này để chúng ta cùng thao khảo nhé!) và rất nhiều lợi ích khác.

Clip dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy được một sự lợi hại nữa của việc luyện tập ki, khi "thân tâm hợp nhất", cơ thể thành một khối vững chắc, có thể như một thanh gỗ cứng, chở được sức nặng của một người trưởng thành mà trạng thái bình thường ta không làm được.

Hi vọng clip dưới sẽ tăng thêm động lực và niềm thích thú cho việc tập luyện ki nói riêng và aikido nói chung của các bạn nhé!


(clip được trích từ video dạy aikido của sư phụ Ken-Ota, Mỹ)

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Aikido: đối mặt với khủng hoảng - phần 1: Thống kê trên thế giới

Aikido đang dần trở nên mờ nhạt trong sự không phù hợp của xu hướng thế giới
Số liệu trong bài viết này được lấy từ hơn 1000 đọc giả trên toàn thế giới và hình thành nên những kết luận sau:
  • Tỷ lệ môn sinh: Trưởng huấn luyện viên là 5.4:1
  • Tỷ lệ môn sinh: Huấn luyện viên là 1.5:1
  • Khó khăn lớn nhất: Tìm được môn sinh mới và giữ được môn sinh ở lại, đặc biệt là những môn sinh trong độ tuổi từ 18 - 29.
Dẫu biết rằng dữ liệu thu thập được trên tạp chí Aikido Journal không thể trực tiếp thể hiện được tình hình Aikido thế giới nhưng số liệu này cũng có thể phần nào thể hiện được tình hình Aikido trên thế giới.
Với chỉ 5 môn sinh trên một huấn luyện viên trưởng, số liệu này thể hiện rằng chúng ta (dân Aikido) không có được những nhóm môn sinh đủ lớn để có thể nuôi sống những huấn luyện viên.
Tất nhiên mỗi đạo trường có những tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, ngày càng nhiều đạo trường gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động của mình, những đạo trường khác thì hoạt động trong những trung tâm công cộng mở hoặc chia sẽ sân tập của mình với những môn khác.
Đòn Kotegaeshi chống dao trong aikido
Tác giả bài viết đã có cuộc nói chuyện với hơn 100 đạo chủ và rất nhiều huấn luyện viên từ những tổ chức Aikido lớn trên thế giới. Trong khi mọi người đều biết đâu đó cũng có những câu chuyện về những đạo trường Aikido thành công, nhưng hầu hết (ít nhất là trong phạm vi khu vực Bắc Mỹ) đều đồng ý rằng tất cả đều có chung một vấn đề.
Nhiều sư phụ lớn và những người thầy thiên tài đang ngày càng thấy ít học viên trình độ sơ cấp và trung cấp tại các buổi seminar và rất nhiều người lo ngại rằng những huấn luyện viên thế hệ tiếp theo sẽ không được trang bị tốt như họ bây giờ.
Rất nhiều đạo chủ đang dạy những nhóm học viên cũ đang dần "teo tóp" và hoàn toàn không có sự góp mặt của những học viên mới. Ngày càng nhiều huấn luyện viên tâm huyết không thiết tha muốn mở đạo trường riêng cho mình vì họ không tìm thấy hướng đi thích hợp để mở một đạo trường mới cũng như không đủ kinh phí để vận hành và duy trì hoạt động của đạo trường.

Sự quan tâm đến Aikido
Do khó lòng tìm được một nguồn dữ liệu nghiên cứu về Aikido như những lĩnh vực khác, ở đây tác giả nghiên cứu lượt tìm kiếm từ khóa "aikido" trên google tìm kiếm vì tất cả mọi người từ già đến trẻ đều sử dụng google tìm kiếm nên đây có thể coi là một công cụ thống kê mạnh mẽ.
Việc tìm hiểu xu hướng tìm kiếm từ khóa "aikido" trên google không phản ánh được số lượng người tập luyện aikido nhưng lại phản ánh được sự quan tâm của mọi người cho aikido.
Những người muốn học aikido sẽ tìm kiếm những đạo trường khu vực mình sống, những môn sinh aikido sẽ tìm kiếm từ khóa như các buổi hội thảo aikido, những tổ chức, hoặc huấn luyện viên. Những người quan tâm đến aikido sẽ tìm từ khóa "aikido".
Trung bình mỗi năm, sự quan tâm của mọi người dành cho Aikido giảm đi 9,3% trong vòng năm năm trở lại đây. Điều thú vị là đỉnh của sự quan tâm, tháng 11 năm 2015, là do trong bộ phim "Walking Dead" có đề cập đến aikido.
  • Xu hướng tìm kiếm google: trong vòng 5 năm
  • Tỷ lệ tăng trưởng: -9,3%
Việc mỗi năm giảm 9% có thể khó nhận biết nhưng có thể là thảm họa nếu kéo dài trong suốt nhiều năm liền. Hãy cùng nhìn vào sự quan tâm đến Aikido trong khoảng thời gian 13 năm sẽ thấy, bắt đầu từ năm 2004- năm xa nhất mà chúng tôi có thể tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của google.

  • Xu hướng tìm kiếm google: 2004 - 2017
  • Tỷ lệ tăng trưởng: -86%
Đây là con số trên toàn thế giới, Vài người có thể nhận ra phong trào Aikido đang rất thịnh hành ở một vài đạo trường hoặc vài quốc gia/vùng lãnh thổ nào đó. Chúng tôi biết điều đó, và điều này cũng cho chúng ta hi vọng về một con đường mới cho Aikido.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên toàn thế giới, con số giảm thật quá lớn (-86%) chắc chắn là phải có rất nhiều đạo trường gặp rắc rối trong việc tuyển môn sinh hơn là những đạo trường thành công.

Aikido trong nên võ thuật thế giới
Ở đây, Aikido được so sánh với hai môn võ thực chiến đang phát triển rất mạnh trên thế giới là Brazilian Jiu Jitsu (BJJ) và Mix Martial Art (MMA).
Tỷ lệ người tập Aikido trên thế giới cao nhất là vào năm 2004-2005, nếu bạn là một môn sinh Aikido đủ lâu và quan tâm đến những sự kiện Aikido trên thể giới, hẳn bạn cũng biết năm 2005 là năm cuối cùng của sự kiện Aiki Expo*.

sau năm đó, tỷ lệ người quan tâm đến Aikido giảm chậm dần đều theo thời gian. MMA, là một môn võ thuật thể thao được phát trên TV với sự tham gia của cộng đồng thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi nó tăng trưởng mạnh đến vậy. BJJ tuy có chậm nhưng cũng có xu hướng tăng dần và vượt qua Aikido vào năm 2010.
Instagram cũng là một công cụ tốt để làm thống kê trên một nền tảng không liên quan đến google và rất thích hợp để nguyên cứu vì dân số trong độ tuổi 18 - 29 sủ dụng instagram rất nhiều. Thống kê được nghiên cứu dựa vào khảo sát Hashtag (#) trên Instagram vào tháng 12/2017 với hơn 500 triệu số liệu.

Aikido hầu như không phù hợp trong độ tuổi 18 - 29 nữa.
Những môn võ truyền thống Nhật Bản khác như Judo và Karate có sự quan tâm nhiều hơn gấp 7 đến 10 lần so với aikido. Thú vị là Yoga, môn thể thao không đấu đá nhận được sự quan tâm cực kỳ cao trong độ tuổi này.
Chúng ta không cần aikido phải là một dòng suối lớn lan tỏa mọi nơi trong dòng chảy võ thuật, nhưng bằng mọi giá, chúng ta phải duy trì một số lượng đủ lớn để hỗ trợ những huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Những người thầy đã tiêu tốn phần lớn thời gian của họ để truyền đạt, nghiên cứu, phát triển chương trình huấn luyện là những tài sản quý giá trong thế giới aikido. Nếu chúng ta không duy trì đủ số lượng những huấn luyện viên chuyên nghiệp, chất lượng của những huấn luyện viên sẽ giảm sút, chất lượng môn sinh và hứng thú trong môn aikido sẽ giảm sút. Và sẽ không còn đủ số lượng người quan tâm để có thể duy trì những đạo trường, kinh phí cho việc phát hành sách mới, hoặc phát triển những video về aikido nữa.
Chuyện gì đã xảy ra?

Có rất nhiều yếu tố gây ra sự giảm sút về số lượng người quan tâm đến aikido.
Thế hệ môn sinh đầu tiên của Đại sư phụ tỏa khắp thế giới để phát huy aikido. Trải qua hàng thập kỷ, họ đã làm rất tốt trong sứ mạng phát triển aikido của mình. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, những gì chúng ta đang thực hành trong suốt 13-15 năm nay đã không tạo ra sự phát triển nào cho aikido như những người đã từng làm trong quá khứ. Thực tế là dường như chúng ta đang tạo ra xu hướng giảm dần này cho aikido.

*Năm 2005 là năm thứ 3 cũng là năm cuối cùng của Aiki Expo, một series những buổi hội thảo cải tiến của aikido được tổ chức và dẫn dắt bởi Stanley Pranin. Rất nhiều huấn luyện viên nổi tiếng của những môn võ thuật khác nhau cũng đã tham dự sự kiện này.

Bài viết được lượt dịch từ bài báo của Josh Gold trên Aikido Journal
(link: http://aikidojournal.com/2017/12/07/aikido-confronting-a-crisis/)

Đón xem phần 2: Tầm nhìn cho tương lai sẽ được dịch và đăng trong tuần sau nhé!


Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Aikido có thực sự đáng để học???

Học Aikido để làm gì? có ứng dụng gì được không???
Đây là cuộc nói chuyện của thầy Clive Macdonald với thầy Colin - vừa là bạn, vừa là học trò của thầy về thực trạng hiện giờ của môn võ Aikido nói riêng và các môn võ truyền thống của Nhật nói chung. Minh thấy rất hay nên dịch lại để chúng ta cùng tham khảo. Các bạn muốn biết bản gốc thì có thể tham khảo ở link cuối bài viết nhé.
Aikido VS MMA
"Tôi (Cilve Macdonald) đã có một buổi nói chuyện đầy ý nghĩa với người bạn tốt cũng là học trò của mình, Colin. Một cuộc nói chuyện hết sức buồn về tình trạng hiện nay của các môn võ truyền thống của Nhật như Judo, Karate, Aikido, Jujutsu hình như đang dần mất dần tính hấp dẫn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm môn sinh mới. Việc này làm chúng tôi có được một vài kết luận.
Cho dù là những câu lạc bộ ở các thành phố lớn có vẻ như có rất nhiều học viên theo học nhưng không có gì đảm bảo rằng các học viên sẽ ở lại vợi câu lạc bộ hay sự tồn tại của câu lạc bộ đó. Tất cả chúng ta ngày nay đều phải đối mặt với cơm, áo, gạo, tiền. .Vật giá leo thang, mọi thứ đều trở nên vô cùng đắc đỏ.
Thầy Clive Macdonald (giữa) trong lễ sắc phong Ngũ Đẳng của mình

Chúng ta nghĩ rằng internet có thể giải quyết được một số những vấn đề chúng ta đang mắc phải hiện nay (các khóa học võ online - ND) nhưng thật buồn thay chúng lại cho thấy điều ngược lại. Internet đã mở ra một "môn võ" mới chưa từng có bao giờ: "võ mồm" với các môn sinh là những "anh hùng bàn phím", những kẻ đã gây ra những tổn thương rất nặng cho các môn võ thuật truyền thống bằng những phê bình, đánh giá của họ về vấn đề mà họ không hiểu và cũng không bao giờ chịu tìm hiểu. Những người thật sự tập luyện đã và sẽ tận hưởng được cảm giác của tình bạn khi cùng nhau luyện tập và được phước lành của sự hiểu biết rất xa ngoài câu nói cửa miệng của các "võ sinh ảo" kia: "Cái này liệu có thể nào áp dụng được vào thực tế?".
Tôi thật sự cảm thấy đau đớn khi đọc những dòng bình luận như thế, cái thứ ngôn ngữ và việc giễu cợt một môn võ thật không thể nào tin được. Bởi vậy, không có gì khó giải thích khi chúng ta đều gặp rắc rối với việc tìm kiếm võ sinh mới.
Trong quá trình luyện tập nhiều năm của chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng những gì chúng tôi đang học là một hình dáng nghệ thuật, một phong cách sống, một lời gọi từ Chúa - bạn có thể nói như thế. Chúng tôi đã dành ra rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện điều đó nhưng có vẻ như chưa bao giờ chúng tôi đến gần được với hai chữ "hoàn thiện".
Qua nhiều năm, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều môn võ khác nhau đến và đi với ít nhiều những biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và nhiều võ sư thích kiếm tiền hơn là thích dạy thật sự. Đây thật sự là một tổn hại rất lớn cho những ai đang luyện tập môn võ đó. Những biến thể hiện đại không phản ánh được đúng những giá trị truyền thống và dường như đang cổ vũ cho những cuộc thi thố và hơn hết tất cả, những game vi tính đang làm cho mọi người cảm thấy họ là vô địch.
Danh dự của anh ở đâu khi anh đã thương một ai đó, mà có thể chính anh vài ngày trước cũng bị đánh tơi bời như thế?!
Theo ý kiến của tôi, cũng có những vấn đề về nhận thức. Cái tôi quá lớn làm người ta chỉ nghĩ đến chiến thắng. Võ cổ truyền Nhật bản không phải về chiến thắng mà về sự vượt qua bản thân mình. Cách xử lý đối thủ bằng nghệ thuật bên trong mình.
Điều kiện cần để một người học môn này là gì? Đơn giản thôi, hạ thấp cái tôi xuống, quan tâm nhiều hơn đến đồng đội của mình và tốt bụng. Buồn thay là những thứ đó trở nên quá xa sỉ ở cái xã hội đề cao cái tôi và sự giận dữ như hiện nay.
Chúng tôi vẫn tiếp tục vì chúng tôi còn hi vọng.
Clive Macdonald.
Đây là những chia sẽ rất chân thành của thầy Clive, các bạn thấy đấy, ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà cái tôi là nhất, đất mất cái tôi, bạn chẳng còn là gì cả. Tuy nhiên, nếu biết hạ cái tôi xuống một chút thì các bạn sẽ thấy thế giới còn biét bao điều hay ho, thú vị mà trước giờ mình không để ý tới.

"Liệu có thể rót nước vào một tách trà không khi ta đặt nó lên cao hơn ấm trà?
Liệu một tách trà còn có thể chứa nước được nữa không khi mà nó đã đầy nước trong đó?"
Điều quan trọng nhất khi học một cái gì đó là gạt bỏ cái tôi sang một bên, quên hết tất cả những gì mình đã biết được về nó trước đây. Vì chỉ có như thé thì tâm trí bạn mới sẵn sàng tiếp nhận những 
điều mới mẽ mà không bị đánh giá, cân đong đo đếm được.
Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi lúc đầu "Aikido thực sự có đáng để học?" mình nghĩ nếu đọc tới đây rồi thì chắc các bạn sẽ chẳng còn câu hỏi như thế nữa mà câu hỏi chính xác lúc này là: "Liệu bạn đã sẵn sàng giũ bỏ cái tôi cũ để tiếp nhận Aikido chưa?"


Nếu muốn tìm đọc bài gốc, các bạn có thể vào link sau:

https://www.facebook.com/groups/aikido/permalink/1693605930688854/